Năm 2008, Tensile Fabric Fexiiform có cơ hội được tiếp xúc với hình thức kiến trúc mới là tensile fabric, membrane structures hay ngày nay nhiều người biết đến với tên bạt căng tại Việt Nam. Sau quá trình tìm hiểu và có cơ hội làm việc trong một số dự án liên quan, nhận thấy đây là một vật liệu mới với nhiều tính năng vượt trội, có thể ứng dụng cho nhiều chức năng và thể loại công trình khác nhau, Tensile Fabric Fexiiform được chính thức thành lập năm 2018 sau 10 năm dấng thân vào một ngành công nghiệp mới.
Tensile Fabric Fexiiform không đơn thuần là một loại vật liệu, chúng là sự kết hợp giữa trí tưởng tượng sáng tạo về hình khối của nhà thiết kế và năng lực tính toán chuyên môn của đội ngũ kỹ sư chuyên ngành. Dòng sản phẩm này đã cho ra đời một nghề mới với tên gọi là Archineer, sự kết hợp giữa architect (kiến trúc sư) và engineer (kỹ sư).
Với đội ngũ chuyên môn bao gồm các chuyên gia đầu ngành, Tensile Fabric Flexiiform tự hào mang đến cho quý khách hàng một dòng sản phẩm được thiết kế chỉnh chu đến từng chi tiết liên kết và hệ kết cấu an toàn ổn định.
Tensile Membrane Structures hay còn có tên gọi khác là Tensile Fabric hay Membrane Structures là hình thức cấu trúc được ứng dụng ở nhiều nơi, nhiều công trình trên thế giới từ những năm 1950 và người tiên phong là Frei Otto – vị kiến trúc sư người Đức đã đoạt giải Pritzker năm 2015.
Tại Việt Nam, Tensile Membrane Structures được biết đến nhiều hơn với tên gọi Bạt căng kiến trúc. Flexiiform tự hào là công ty chuyên ngành hàng đầu trên thị trường Việt Nam với đội ngũ chuyên ngành được đào tạo bài bản và được hỗ trợ từ các chuyên gia hàng đầu thế giới với hơn 445 năm thành lập.
Tensile Membrane Structures là một chuyên đề cấu trúc vật liệu mới, không những có thể ứng dụng như các loại vật liệu truyền thống mà còn có thể phát triển và tạo ra những giải pháp sáng tạo thực thi các ý tưởng của kiến trúc sư.
Với những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong thiết kế và thi công hơn 500 công trình lớn nhỏ về bạt căng kiến trúc tại Đông Nam Á, Đội ngũ nhân sự Flexiiform luôn cố gắng trao dồi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành hằng ngày với mục đích mang đến quý khách hàng những giải pháp bao che công trình và nội thất ấn tượng với chi phí hợp lý.
Đội Ngũ Nhân Sự
Lộc Nguyễn
Vũ Dương
Hậu Nguyễn
Mai Trần
Quy Mô Nhà Máy Và Các Thiết Bị Công Nghệ
Văn phòng thiết kế của Flexiiform sở hữu các trang thiết bị hiện đại, chẳng hạn như Phần mềm Thiết kế kiến trúc, Tính toán lực gió, Phân tích lực căng, Phân tích kết cấu bạt, Phân tích kết cấu khung, Thiết kế các chi tiết liên kết,…
Nhà máy sản xuất Flexiiform trang bị những hệ thống máy móc phục vụ cho việc gia công, ép bạt như: Máy ép cao tầng, Máy in và cắt rập CNC, Máy hàn tự động có chiều dài 12 mét. Điều này đảm bảo rằng chúng tôi sẽ thực hiện đúng tiến độ dự án và giao hàng đúng hạn.
Flexiiform là đội ngũ chuyên về dịch vụ bạt căng có tay nghề về kỹ thuật hàn cao. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong dịch vụ bạt căng, chúng tôi đã được cọ xát xử lý những loại vải phức tạp như PVDF và PTFE.
Quy Trình Thiết kế và thi công
- Bước 1
Gặp gỡ khách hàng
Việc trao đổi thông tin ở thời điểm ban đầu giúp Flexiiform có thể nắm bắt được nhu cầu thực tế và đưa ra những tư vấn phù hợp nhất mang tính chất tổng hòa từ hình thức, ứng dụng và kinh phí ban đầu. Giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí ngay tại thời điểm bắt đầu dự án và hạn chế các phương án không khả thi, thiếu an toàn nhờ vào kinh nghiệm chuyên ngành và năng lực thi công thực tế trong nhiều năm tại thị trường trong nước và quốc tế.
- Bước 2
Triển khai phương án thiết kế
• Xác định vị trí địa lý: Địa hình ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển thi công lắp dựng. Áp lực gió và các yếu tố tự nhiên khác.
• Kích thước: Việc xác định quy mô và hình dáng của hệ mái khách hàng mong muốn giúp bộ phận thiết kế đưa ra phương án phù hợp.
• Cải tạo hay xây mới: Cần các bản vẽ kỹ thuật tại các điểm đặt lực hay hệ khung sẵn có nếu là công trình cải tạo, hình ảnh thực tế.
• Vật liệu: Tùy thuộc vào yêu cầu về màu sắc, xuyên sáng, độ bền và khoảng vượt nhịp, Flexiiform sẽ cung cấp các loại vật liệu phù hợp. - Bước 3
Các Bước Phê Duyệt Bản Vẽ
• Approval drawing (APD): Bản vẽ kiến trúc giúp xác định kích thước và hình dáng tổng thể của một dự án từ đó có khối lượng cho việc bóc dự toán.
• Reaction Force Report (RF): Bảng ứng lực giúp chủ đầu tư xác định tải trọng cần thiết để chuẩn bị cho nền móng đảm bảo độ an toàn khi thi công.
• Anchor bolt key plan (ACB): Bản vẽ vị trí bu lông và bản mã giúp xác định tọa độ vị trí nền móng nhằm chuẩn bị trước tiết kiệm thời gian thi công.
• Shop drawing (SHP): Chi tiết hệ khung hỗ trợ được trình bày dưới dạng chi tiết 2D và 3D giúp đơn vị thi công dễ dàng gia công.
• Seam drawing (SEAM): Do vật liệu có giới hạn về chiều ngang nên đối với các bề mặt khổ lớn chúng ta cần hàn nhiệt từ nhiều khổ bạt nhỏ.
• Installation method (INS): Việc cung cấp thông tin phương pháp thi công giúp hạn chế các phát sinh về cơ sở vật chất cần chuẩn bị khi thi công.