Mái che bạt căng PVDF
Mái che bạt căng PTFE
Tensile Facade
Mái che ETFE
4 Vật liệu tensile membrane structures cơ bản bao gồm PVDF, PTFE, ETFE và Tensile Facade Mesh
Tensile Membrane Structures là một hình thức kiến trúc sử dụng vật liệu mới là tensile fabric hay còn gọi là màn căng, bạt căng tại thị trường Việt Nam. Về cơ bản, bạt căng có 4 loại chính là PVC-PES hay còn gọi là PVDF, PTFE, Tensile Mesh (có thể được làm từ PVDF hoặc PTFE) và cuối cùng là ETFE film.
PVDF được xem là loại vật liệu phổ biến nhất vì khả năng chịu lực, tạo hình, màu sắc phong phú, độ xuyên sáng tùy chỉnh và giá thành hợp lý. Đối với các công trình công cộng có yêu cầu về độ bền cao, chống bắt lửa thì PTFE là một lựa chọn phù hợp tuy nhiên do bề mặt có sợi thủy tinh nên chúng rất khó vận chuyển và thi công.
ETFE không phải bạt căng và được ép từ một lõi đặc nên có tính chất hoàn toàn khác với các loại tensile fabric khác. Chúng rất trong và được xem là vật liệu thay thế kính trong tương lai. Ngoài ra, Tensile Fabric facade là một ứng dụng khác chuyên làm vỏ ba che công trình, chúng có thể là một trong ba vật liệu trên hoặc dạng Mesh.
Các vật liệu trên tuy có cấu tạo khác nhau nhưng về cơ bản chúng đều là vật liệu nhẹ được ứng dụng trong việt thiết kế và thi công tensile membrane structures (light weight structures).
6 ứng dụng phổ biến của bạt căng
Việc ứng dụng tensile fabric hay bạt căng là khá phong phú và có thểm nhóm chúng thành 6 ứng dụng chính để thuận tiện cho quá trình thiết kế thi công: Mái che cảnh quan, mái che bạt căng, bạt căng nội thất, mái che di động, lều nghỉ dưỡng và nhà dome.
Mỗi ứng dụng có thể mang nhiều hình thức khác nhau và có thể là sự kết hợp giữa các vật liệu cơ bản như PVDF, PTFE, ETFE, Mesh. Có thể nói, màn căng gần như có thể thay thế mọi vật liệu bao che truyền thống và mang đến cho bạn những giải pháp có hình thức cực kỳ sáng tạo và ấn tượng.
Với đội ngũ tay nghề cao và được sự hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia đầu ngành, Flexiiform tự tin mang đến những giải pháp bao che tối ưu cả về công năng và hiệu quả kinh tế mang lại. Cần nhấn mạnh các kiến thức thiết kế thi công màn căng thuộc lĩnh vực được đào tạo chuyên ngành và khác hoàn toàn với các hệ mái kéo bạt truyền thống.
Mái che cánh buồm
Mái che hình phễu
Mái che hình chóp
6 cấu trúc cơ bản trong tạo hình
Trong quá trình thiết kế thi công, có 6 dạng cấu trúc tensile fabric chính cần nắm nhằm triển khai chi tiết kỹ thuật phù hợp. Mỗi dạng cấu trúc sẽ có yêu cầu khác nhau về thông số trong quá trình tạo hình và hiện thực hóa chúng.
Có thể kể đến mái che cánh buồm (mái che tam giác hay hypar), mái che dạng phễu (inverted), mái che dạng chóp (conical), mái che dạng vòm (vaulted), mái che định hình (fixed edge) hay hệ cáp căng (cable nets).
Đa phần, điểm đáng quan tâm về việc tạo hình màn căng là phương pháp tính toán các đường cong sao cho đảm bảo độ dốc, tỉ lệ các đường bao tạo nên bề mặt và tác động của gió lên bề mặt bạt từ đó tính toán hệ khung chịu lực và cân đối với tổng thể hệ mái.
Khi việc tính toán ban đầu được thực hiện một cách chi tiết và bài bản, quá trình thi công hệ mái che sẽ hạn chế được các rủi ro và phiền phức không mong muốn làm ảnh hưởng đến thời gian và tạo hình của hệ mái.