Nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome là gì?

Geodesic Dome là gì mà được các nhà nghiên cứu cấu trúc vật liệu thử nghiệm và áp dụng, điển hình là bạt căng nhằm tạo nên một hình thức mới mẻ và hữu dụng.
Project numberYearsMaterialArea (m2)Type of formClientLocation
T0632017PVC/PES (PVDF)6,322Nhà vòmMarvel ExperienceThailand

Mục Lục

Nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome là gì?

Nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome là những tên gọi dành cho cấu trúc đặc biệt này. Nhà bạt dạng cầu được đánh giá là cấu trúc nhẹ nhất và hiệu quả nhất để bao bọc không gian lớn. 

Trước đó, kiến trúc mái vòm trắc địa là một phát minh tuyệt vời của nhà phát minh, kỹ sư và kiến trúc sư người Mỹ Richard Buckminster Fuller. Bằng cách áp dụng phân chia không gian vectơ, Fuller phân rã cấu trúc mái vòm thành các hình tam giác, các cạnh của nó nằm trên các đường trắc địa nối hai điểm trên một bề mặt cong. 

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kiến trúc mái vòm trắc địa mang niềm cảm hứng đến các thể loại cấu trúc khác, trong đó có cấu trúc nhà bạt dạng cầu. Cấu trúc được tạo ra dựa trên nguyên lý cơ bản của mái vòm trắc địa nhưng sử dụng phần bạt cường lực bao phủ, tạo nên những không gian bao trùm rộng lớn hơn.

Loại vật liệu được ứng dụng làm nhà bạt dạng cầu cũng được chú trọng lựa chọn kĩ lưỡng sao cho hợp lý. Lớp vỏ ngoài bao bọc cả công trình phải chắc chắn, có độ bền cao, chống chịu được các điều kiện của thiên nhiên. Các loại chất liệu như PVDF, ETFE… thường là loại chất liệu nhựa hiện đại được ưu tiên ứng dụng trong sản xuất nhà bạt dạng cầu.

Kết cấu nhà bạt dạng cầu được thiết lập từ nhiều module riêng biệt, liên kết nhau để hỗ trợ truyền lực của toàn hệ thống, thông qua từng thành phần và dần xuống đất nền bên dưới.

Các cấu trúc nhà bạt dạng cầu ngày nay được có kết cấu thiết kế tinh giản hơn rất nhiều và luôn ứng dụng ứng suất lực căng (chống lực đạp chân đế) để giữ hệ thống trở nên chắc chắn. Với lợi thế về cấu trúc hình dáng đặc biệt cùng với vật liệu mang nhiều hiệu ứng đa dạng, nhà bạt dạng cầu luôn đạt đến hiệu quả thẩm mỹ ngoài mong đợi.

Geodesic dome là gì 5
Công trình nhà triển lãm Marvel – Thái Lan sử dụng cấu trúc nhà bạt căng dạng cầu Geodesic Dome mang đến một hiệu ứng nghệ thuật thú vị.

Phương pháp thi công Nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome là gì?

Phương pháp thi công nhà bạt dạng cầu thường được lắp đặt từ dưới lên bằng số lượng thanh chống với chiều dài đã được đo đạc, tính toán kỹ lưỡng từ trước. Các thanh chống sẽ được nối với nhau bằng các bản thép theo các góc khác nhau. Sau đó bề mặt ngoài (và cả nội thất) sẽ được phủ bằng lớp bạt căng vật liệu PVDF tiêu chuẩn hay ETFE trong suốt tùy theo nhu cầu sử dụng. 

Lớp bạt căng đó có thể là một tấm liền mạch hoặc chia thành nhiều module lắp ráp từng phần theo các khối tam giác hoặc đa giác của nhà bạt dạng cầu. Có thể chừa khoảng hở giữa 2 lớp bạt, bạt căng bên ngoài và bạt nội thất bên trong để cách nhiệt và chống ồn. Phương pháp này giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, không gây tiêu tốn nhiều sắt thép như các kết cấu truyền thống khác.

Geodesic dome là gì 3

4 ưu điểm vượt trội của nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome là gì?

Nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome có kết cấu nhẹ

Vì được phát triển từ cấu trúc bạt căng – một loại cấu trúc vật liệu nhẹ, nên kết cấu nhà bạt dạng cầu so với các loại kết cấu truyền thống khác thì nhẹ hơn rất nhiều lần, chính vì vậy chúng cho phép xây dựng trên một nền móng giảm tải lực rất nhiều so với kết cấu một ngôi nhà truyền thống. Điều đó giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công đi khá nhiều.

Nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome có khả năng trụ vững dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt

Nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome với hình dáng khung vòm bán cầu, không có các mặt phẳng nên có khả năng tạo vùng lưu thông khí động học tuyệt vời, cộng với kỹ thuật tính toán hạn chế rủi ro trước điều kiện gió mạnh trên phần mềm kỹ thuật chuyên dụng của cấu trúc bạt căng, nhà bạt dạng cầu hoàn toàn có thể chống chịu được sức gió mạnh (lên đến 250km/h).

Với kết cấu kết nối dạng module và ứng suất lực căng từ bạt cường lực neo vào khung, nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome có khả năng chịu được tải trọng tuyết và nước mưa trong điều kiện khắc nghiệt nhất.

Thiet ke va thi cong bat cang nha vom_tensile fabric geodesic dome_Bangkok Edge 3
Tính ổn định và vững chãi của cấu trúc nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome mang đến cảm giác khi trú ngụ bên trong.

Tiết kiệm được năng lượng sử dụng bên trong nhà bạt dạng cầu

Do sở hữu các đặc điểm hình học, không gian bên trong nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome giúp không khí liên tục lưu thông một cách tự nhiên từ trên xuống và từ dưới lên, giúp khối năng lượng bên trong dễ dàng lưu thông và lan tỏa, giúp tiết kiệm hơn so với các hình thức phẳng khác.

Thi công nhanh chóng và tiết kiệm nhân công

Là một kết cấu có thiết kế rất chi tiết từ phần khung, phần linh kiện kết nối cho đến phần cắt may bạt căng bao bọc, tất cả đều được gia công thành từng phần tại xưởng sản xuất. Các đơn vị chuyên thiết kế và thi công nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome sẽ có kinh nghiệm bố trí giai đoạn gia công theo một cách hệ thống để đảm bảo các phần của cấu trúc nhà bạt dạng cầu sẽ được sản xuất theo thiết kế một cách chính xác. 

Sau đó việc còn lại sẽ là tập kết các phần vật liệu đã gia công ra công trình để thi công lắp dựng. Công việc này chỉ chiếm dụng rất ít thời gian so với quy trình thi công của các vật liệu khác. Một công trình Marvel Dome tại Thái Lan chỉ thực hiện việc lắp dựng trong vòng một đêm.

Geodesic dome là gì 1
Nhân công thi công công trình nhà bạt dạng cầu trong đêm.

Các ứng dụng của nhà bạt dạng cầu và tính khả thi cho các dự án

https://youtu.be/EEq_2dq4OyM

Nhà bạt dạng cầu Geodesic Dome có thể được sử dụng cho các công trình có ứng dụng vừa và nhỏ như thư viện, quầy bán sách tạm thời cho các sự kiện cộng đồng tổ chức định kỳ hàng năm trong thời gian ngắn tại các thành phố lớn như trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà nẵng. 

Nhà bạt dạng cầu còn có thể kết hợp cùng hệ thống âm thanh, ánh sáng… ứng dụng như một rạp chiếu với nhiều hiệu ứng độc đáo, phục vụ cho các buổi trình diễn tại các thành phố du lịch như Nha Trang, Phú Quốc, Hải Phòng. Một điều nữa ít ai ngờ đến là cấu trúc này còn được sử dụng cho các công trình nhà trên núi vì tính linh động và gọn nhẹ. 

Bên cạnh đó, chủ đầu tư có thể sử dụng chúng tại các khu vực bảo tồn thiên nhiên mà không sợ gây ra các tác động xấu đến môi trường như các vật liệu truyền thống khác.

Với kinh phí xây dựng hợp lý, cấu trúc dạng cầu chắc chắn giúp ứng phó được với mọi điều kiện địa hình, thời tiết, các lớp cấu tạo kết hợp cùng nhau tạo nên một sản phẩm có khả năng cách nhiệt, chống ồn.  Nhà bạt dạng cầu thực sự đã, đang và sẽ trở thành là một trong những giải pháp thi công tối ưu cho các công trình thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.  đã được nhiều nước ứng dụng trong đa dạng không gian (thư viện, bảo tàng, phòng triển lãm…) 

Có thể nói, nhà bạt dạng cầu là một công trình mang tính thẩm mỹ cao. Không chỉ vậy, còn mang đến sự độc đáo trong thiết kế & ứng dụng. Giúp không gian như được khoát một lớp áo mới, đem đến những trải nghiệm thú vị cho những người yêu kiến trúc.

Geodesic dome là gì 4

Dự án Tham Khảo