Mô hình nhà phao chống lũ bạt căng cho Miền Trung

Nhà phao chống lũ dạng bạt là loại hình kiến trúc cộng đồng, có mô hình nhỏ gọn, đáp ứng đủ chức năng sinh hoạt cần thiết, giúp người dân chống chọi với lũ lụt.

MỤC LỤC

Khu vực nào cần sử dụng nhà phao chống lũ dạng bạt?

.Nhà phao chống lũ sẽ phát huy tối đa công năng khi được đặt ở các tỉnh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc biến đổi khí hậu (các tỉnh miền Trung Việt Nam: Quảng Nam, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế…) Đây đều là những khu vực chịu mức lũ cao và có dấu hiệu tăng theo từng năm.

Vì vậy, mô hình nhà phao chống lũ được áp dụng nhiều ở các khu vực có mức lũ cao, với biên độ dao động lớn từ 4-14m, ngâm lâu từ 3-10 ngày và không có dòng chảy xiết. Khi lũ đến, người dân có thể chất hết đồ đạc, lương thực, đồ dùng thiết yếu…lên nhà phao chống lũ dạng bạt

Cấu trúc của nhà phao chống lũ dạng bạt

Mặt bằng nhà phao chống lũ dạng bạt có hình tổ ong (hình lục giác với 6 cạnh). Nhà phao chống lũ dạng bạt có thể tồn tại theo cấu trúc đơn lẻ (1 đơn vị) hoặc kết hợp thành cụm bằng cách liên kết các cạnh cấu trúc lại với nhau tạo thành 1 khối nhà vững chãi, kiên cố.

Mỗi một đơn vị nhà phao chống lũ dạng bạt được cấu tạo từ 6 lớp (như hình): lớp phao thùng phuy, lớp khung bệ đỡ cho mặt sàn nhà, viền sàn (để kết nối khung sắt với mặt sàn, thân khung sắt và cuối cùng là lớp bạt phủ, dày dặn và chịu lực cao. Lưu ý thêm: Phần liên kết cố định nhà vào đất nền có thể tham khảo dự án nhà chống lũ của Jang Kều.

Mỗi đơn vị nhà phao chống lũ dạng bạt có thể mang từng chức năng riêng. Ví dụ: 1 đơn vị để ở và sinh hoạt, 1 đơn vị để dự trữ lương thực, 1 đơn vị làm chỗ ở cho gia súc, gia cầm… Tuỳ vào nhu cầu cũng như khả năng tài chính, người dân có thể chọn cho mình hình thức, cũng như số lượng nhà phao chống lũ dạng bạt phù hợp.

Trong những trường hợp cần thiết, các hộ dân cư cũng có thể liên kết hệ thống nhà phao chống lũ dạng bạt lại để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Các vật liệu tạo dựng nên một nhà phao chống lũ dạng bạt

Nhà phao chống lũ dạng bạt được hình thành từ mẫu thiết kế nhà phao truyền thống, được cấu thành từ những vật liệu quen thuộc như mái tôn, cột gỗ, cột sắt và thùng phuy. Tuy nhiên, do tính chất tự phát khá nhiều nên độ an toàn của những dạng nhà phao này không đảm bảo, dễ gây nguy hiểm cho người dân.

Chính vì vậy, dựa trên nguyên lý kiến trúc bạt căng và ý tưởng nhà phao truyền thống, Flexiiform đã phát triển nên một loại hình nhà phao với chất liệu khung sắt và bạt cường lực, được tính toán kết cấu cẩn thận để có thể trụ vững một cách kiên cố, giúp người dân an toàn trong mùa lũ.

Phần bạt bao xung quanh và mái che làm từ PVDF. Vật liệu quen thuộc trong kiến trúc mái che bạt căng. Được cấu thành từ các sợi vải đan chặt vào nhau, ép cường lực và phủ thêm chất bảo vệ bên ngoài để chống các điều kiện thời tiết. Chất liệu này có đặc tính nhẹ, chịu kéo tốt, tính xuyên sáng và độ bền cao, có khả năng tự làm sạch từ đó giúp cắt giảm các yêu cầu về bảo trì. PVDF còn là chất liệu thân thiện với môi trường.

Phần đế nổi được kết nối từ hệ thống các thùng phuy lớn. Phần vật liệu phía trên càng nặng hoặc diện tích càng rộng thì phần bể phao hỗ trợ càng lớn. Với mỗi diện tích nhà khác nhau sẽ có số thùng phuy tương ứng khác nhau. Diện tích nhà phụ thuộc vào năng lực tài chính của hộ gia đình và nhu cầu sử dụng của họ. Phần đế nổi này có thể sáng tạo bằng nhiều cách thức khác nhau:

  • Nhiều lớp thùng phuy: lớp trên rỗng có thể tận dụng để chứa đồ đạc, vật dụng… lớp dưới tiếp xúc trực tiếp với nước, giúp giữ nổi cả hệ thống nhà phao chống lũ dạng bạt.
  • Hộc chứa chai, lọ, thùng nhựa đã qua sử dụng: tạo thành 1 “bể nổi di động”, có thể tận dụng các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, chứa ở phía dưới để giúp nổi phần nhà phía trên.

Thùng phuy nhựa tiêu chuẩn có độ bền rất cao kể cả sử dụng ngoài trời. Vào những thời gian khác không có lũ, người dân sẽ tháo thùng ra khỏi nhà và bảo quản nó ở bên trong. Khi đó, thùng phuy còn có thể được sử dụng để chứa nước hoặc nông sản cho bà con. Điều này làm tăng công năng sử dụng và khi được cất đặt an toàn, tuổi thọ của thùng sẽ tăng cao.

Tính nhân văn của nhà phao chống lũ dạng bạt

Đây là một loại hình nhà hữu ích, an toàn, giúp người dân giải quyết các vấn đề khó khăn gặp phải trong mùa lũ như: cất giữ lương thực, đồ đạc, gia cầm… để tránh bị hư hại, mất mát và cũng là nơi trú ẩn cho bà con trong nhiều trường hợp.

Người dân sẽ được kiến trúc sư hỗ trợ về mặt kỹ thuật để xây dựng nên một căn nhà an toàn, tiết kiệm mà vẫn mở rộng được công năng trong tương lai,  thích ứng với từng điều kiện cụ thể trong từng địa bàn. Mỗi năm nhà có thể được cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế.

Nhà phao chống lũ bạt căng 5
Nhà phao chống lũ được thiết kế và tính toán bởi đội ngũ kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, mang đến giải pháp kinh tế và hiệu quả cho bà con vùng lũ.

Bài Viết Tham Khảo