1. Geodesic Dome – Bảo tàng Montreal Biosphere (Quebec, Canada)
Trong khuôn khổ Triển lãm Hội chợ Thế giới năm 1967 diễn ra tại Montreal, Canada, chính phủ Mỹ đã uỷ quyền cho nhà phát minh, kỹ sư và kiến trúc sư thiên tài Richard Buckminster Fuller thiết kế gian hàng của Mỹ. Richard Buckminster Fuller cũng chính là người đã sáng tạo ra geodesic dome với rất nhiều ứng dụng cho đến tận ngày nay.
Khung thép của geodesic dome ban đầu được phủ một lớp acrylic trong suốt, làm cho cấu trúc trông giống như một viên ngọc khổng lồ lấp lánh. Dự định ban đầu của kiến trúc sư Fuller là sẽ tháo dỡ hệ khung sau triển lãm, nhưng vì lí do kinh phí nên công trình vẫn được lưu giữ và các mối nối không còn được bắt bulong nữa mà bắt đầu được hàn chặt lại với nhau.
Một tai nạn đã xảy vào năm 1976 khi các công nhân bảo trì các mối hàn khiến cho lớp Acrylic bắt lửa. Cả công trình bốc cháy như một quả cầu lửa khổng lồ trong khoảng 30 phút và sau đó chính quyền quyết định đóng cửa nơi đây trong 15 năm.
Vào tháng 6 năm 1991, geodesic dome tái sinh từ đống tro tàn và trở thành bảo tàng dành cho các hoạt động vì môi trường. Lần này, công trình không có lớp sơn acrylic ở bên ngoài, do chi phí giữ nhiệt cho mái vòm khổng lồ và cũng là để ngăn ngừa tai nạn tương tự trong tương lai. Tuy nhiên, bảo tàng Biosphere đã gặp phải một thảm họa khác vào năm 1998 khi một cơn siêu bão tuyết ập đến, buộc nơi đây phải đóng cửa trong 5 tháng để sửa chữa.
Hiện tại, bảo tàng Montreal Biosphere đã trở thành biểu tượng của khu vực và thu hút đông đảo du khách mỗi năm. Mặc thảm hoạ từ lửa và tuyết, geodesic dome của kiến trúc sư Fuller vẫn tồn tại bền vững theo thời gian và là ví dụ tiêu biểu cho hệ cấu trúc vững chắc và xinh đẹp của mái vòm trắc địa – geodesic dome.
2. Geodesic Dome – Dự án vườn thực vật Eden (Cornwall, nước Anh)
Dự án vườn thực vật Eden thuộc công viên Eden, nằm ở một thung lũng ven thành phố St. Austell, Cornwall của nước Anh. Nơi đây được đánh giá là thảo cầm viên và nhà kính lớn nhất thế giới, sở hữu di sản thiên nhiên của nhân loại, với các quần xã sinh vật điển hình trên toàn cầu.
Nằm dọc theo các con đường uốn lượn, đầy hoa cỏ là các khu nhà kính với kiến trúc geodesic dome độc đáo, phủ bạt ETFE. 2 lớp bạt ETFE được ép lại và làm phồng với không khí bên trong, giúp nhà kính cách nhiệt rất hiệu quả. Ngoài ra, ETFE còn có khả năng xuyên sáng như kính, kết hợp cùng tính năng chống bám bẩn, tự làm sạch khi có mưa, khiến cho khu nhà kính của Dự án Eden vừa đẹp mắt lại vừa tiện dụng, hiệu quả và an toàn.
Nếu là một người yêu thiên nhiên, thích khám phá thì Dự án vườn thực vật Eden là một địa điểm không thể bỏ lỡ trong đời.
3. Desert Dome (Nebraska, Mỹ)
Công trình geodesic dome ở Omaha, Nebraska, Mỹ chứa đựng cả một sa mạc bên trong và từng được công nhận kỷ lục Guiness vào năm 2009 với danh hiệu sa mạc trong nhà lớn nhất thế giới.
Desert Dome chính thức mở cửa vào tháng 4 năm 2002 với chi phí xây dựng 31,5 triệu đô la Mỹ. Tương tự như mục đích của Dự án Eden, Desert Dome là nơi lưu giữ hệ động thực vật sa mạc đa dạng nhất thế giới, đến từ hoang mạc Namid của khu vực Nam Mỹ, sa mạc Sonora của Mexico và sa mạc Đỏ của Australia.
Với diện tích lên tới 25.603 m2, Desert Dome không chỉ là một trong những sa mạc trong nhà lớn nhất thế giới, mà geodesic dome của nơi này còn là mái vòm trắc địa acrylic lớn nhất thế giới. Mái vòm cao 42m và có đường kính 70m với 1,760 tam giác. Các ô này có độ xuyên sáng khác nhau với mục đích tạo bóng râm vào mùa hè và tăng ánh sáng tự nhiên vào mùa đông nhằm tiết kiệm năng lượng tối đa.
FlexiiForm tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp giải pháp thiết kế và xây dựng bạt căng. Tiền thân xuất phát từ công ty FasTech, đội ngũ FlexiiForm tập hợp các chuyên gia có trên 10 năm kinh nghiệm trong ngành cùng đội ngũ tư vấn giải pháp đúng theo yêu cầu cho đa dạng mô hình, dự án trong và ngoài nước. Liên hệ tư vấn FlexiiForm hoặc ghé Fanpage FlexiiForm và Website để tìm hiểu thêm về thông tin dịch vụ và sản phẩm.