Chất liệu bạt căng phù hợp làm bạt căng cánh buồm

Bạt căng cánh buồm có thể phù hợp với mọi loại vật liệu. Song, đâu mới thật sự là chất liệu phù hợp, hoàn hảo, đem đến hiệu quả tuyệt vời nhất? Hãy đọc bài viết dưới đây của FlexiiForm để tìm câu trả lời!

MỤC LỤC

Bạt căng cánh buồm là gì?

 

Mái che bạt căng cánh buồm là sự lựa chọn hoàn hảo khi bạn có nhu cầu sử dụng một cấu trúc che nắng, chắn mưa, bảo vệ công trình kiến trúc tối ưu mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, nghệ thuật cho không gian. Sản phẩm này được thiết kế dựa trên cảm hứng lấy từ những chiếc thuyền cánh buồm độc đáo, có hình dáng hoàn toàn khác biệt, còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam.

Đây là một dạng cấu trúc mái che tối giản, kết cấu bằng cách lợi dụng sức căng của bạt cường lực để kéo căng, tạo cảm giác mượt mà, không có nếp nhăn. Đồng thời bạt căng cánh buồm có độ vượt nhịp tương đối lớn, mang lại diện tích che bóng lớn và tạo sự thông thoáng cho không gian bên dưới.

Bạt căng cánh buồm có kết cấu bao gồm phần khung được làm từ kim loại cao cấp, giúp đảm bảo sự vững chắc, bền lâu cho hệ thống mái che và phần mái với chất liệu vải bạt căng hiện đại, tiện lợi, có tính thẩm mỹ cao, được bố trí thành các điểm cao thấp, tạo ra hình dạng ba chiều, nhìn tựa như một chiếc cánh buồm được căng trong gió.


Tư vấn Flexiiform

Tại sao nên dùng bạt căng cánh buồm?

 

Với thiết kế ấn tượng, độc đáo và sáng tạo, bạt căng cánh buồm được đánh giá là giải pháp thay đổi không gian, che nắng, chắn mưa hữu hiệu, nhận được sự đón nhận của nhiều khách hàng. Hiện nay, sản phẩm thường được ứng dụng trong đa dạng các công trình, sự kiện với mục đích che chắn, trang trí, từ quán cafe, hồ bơi, công viên tới nhà hàng, nhà xe, ban công sân thượng,…

Bởi lẽ, bạt căng cánh buồm sở hữu tính linh hoạt trong tạo hình, giúp đáp ứng những yêu cầu bao che đa dạng của các chủ đầu tư, để các kiến trúc sư, đội ngũ thi công thoải mái, tự do sáng tạo. Thông thường, sản phẩm được thiết kế chủ yếu theo ba hình dáng, bao gồm hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu, sở thích của khách hàng, thiết kế bạt căng có thể thay đổi thành hình lục giác, đa giác,…

Đây là loại cấu trúc mái che ổn định và bền vững, có khả năng chịu các tải trọng từ nước mưa với lượng lớn vì được áp dụng các công nghệ tính toán kỹ thuật hiện đại để tính chính xác được lực căng cần thiết để duy trì kết cấu đồng thời tạo được hình dáng hoàn hảo như mong muốn.

Mái che cánh buồm có cấu trúc đơn giản, nhẹ nhàng, giảm thiểu các kết cấu chịu lực tăng không gian sử dụng, phù hợp với mọi loại công trình, khu vực và nhu cầu sử dụng.


Tư vấn Flexiiform

Những lưu ý khi lắp đặt bạt căng cánh buồm?

 

Bạt căng cánh buồm là sản phẩm có tính ứng dụng cao, tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, thi công loại mái này, cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo đem đến kết quả hoàn hảo nhất.

Để tối ưu khả năng che chắn cho bạt căng cánh buồm, hình dáng mái phải tùy biến phụ thuộc rất nhiều bởi sự ảnh hưởng của hiện trạng như các công trình hiện hữu, cây cối, địa hình,… Hệ khung chịu lực có thể tận dụng kết cấu của các công trình hiện hữu như dầm hay cột bê tông để có thể giảm thiểu tối đa chi phí vật liệu cho cấu trúc chịu lực mái.

Vì là mái che cho các khu vực ngoài trời nên độ dốc mái phải đảm bảo được việc thoát nước mưa được dễ dàng và tránh đọng nước, độ dốc hợp lý của bạt căng thường được đề xuất không nhỏ hơn 7 độ so với mặt phẳng ngang song song với mặt đất. Vì bạt căng có tính chất căng phẳng nên ở những cấu trúc có kích thước lớn, các khu vực mái chưa đủ độ dốc cần phải tìm giải pháp xử lý.

Thi công mái che bạt căng TP HCM công viên nước


Tư vấn Flexiiform

Chất liệu bạt căng phù hợp làm bạt căng cánh buồm

 

Cấu trúc bạt căng nội thất cánh buồm là dạng cấu trúc vượt nhịp cơ bản được sử dụng rộng rãi và ứng dụng phù hợp cho bất kỳ khu vực nào, vì thế mái che cánh buồm phù hợp với mọi loại vật liệu bạt căng kiến trúc. Trong đó, có thể kể đến hai loại bạt căng phổ biến được sử dụng cho mái che cánh buồm, là Polyester tráng PVC (PVDF) hoặc bạt thủy tinh tráng Poly tetra Fluoro Ethylene (PTFE).

Các loại chất liệu sử dụng cho cấu trúc bạt căng ngày nay có thể được phân loại thành hai loại chính là dạng bạt căng có lớp phủ và dạng lưới. Bạt căng có lớp phủ có cấu tạo như vải dệt và được phủ lớp bảo vệ ở cả hai mặt. Chất liệu này thường được sử dụng cho các cấu trúc bạt căng ngoài trời, không gian lớn.

Bạt căng dạng lưới cũng có cấu tạo tương tự nhưng bề mặt có những khoảng trống nhỏ giữa các sợi đan xen nhau, giúp ánh sáng có thể xuyên qua. Chính vì vậy, chất liệu này được ứng dụng nhiều cho các khu vực mái che hồ bơi và đa phần được ứng dụng cho việc che nắng nội ngoại thất.

Mẫu mái che sân vườn 4


Tư vấn Flexiiform

Bài Viết Tham Khảo