Mái che hình chóp là gì?
Mái che cánh buồm (Hypar) và mái che hình nón hay chóp (Conic) là hai hình dáng ưa chuộng và đang được lựa chọn sử dụng rộng rãi, trong đó mái che hình nón là một dạng hình thức cấu trúc mái bạt căng đặc biệt mô phỏng theo cấu trúc và tính chất căng thẳng của cây dù để có thể cho ra những cấu trúc mái che vững chắc và đầy tính sáng tạo. mỗi một cấu trúc mái che hình nón có thể có từ một cho đến nhiều chóp tập hợp tùy theo mật độ và diện tích sử dụng.
Mái che hình chóp được xem như là một phiên bản nâng cấp mới lạ của mái che cánh buồm vì tính linh động, mái che hình nón thường có hai thành phần là đỉnh nón và viền chóp, phần đỉnh chóp được cố định bởi khung chịu lực, phần viền chóp có thể hoạt động như một dạng mái che cánh buồm, điều này góp phần làm nên sự phong phú đa dạng cho các thiết kế của kiến trúc sư và lựa chọn của những chủ đầu tư
Vật liệu sử dụng cho mái che bạt căng
Các loại bạt căng sử dụng cho các cấu trúc bạt căng ngày nay có thể được phân loại thành hai loại chính là dạng bạt căng có lớp phủ và dạng lưới. bạt căng có lớp phủ có cấu tạo như vải dệt và được phủ lớp bảo vệ ở cả hai mặt. Những loại bạt này thường được sử dụng cho các cấu trúc bên ngoài và được sử dụng ưa chuộng.
Bạt căng dạng lưới nó cũng có cấu tạo như bạt có lớp phủ nhưng bề mặt có những khoảng trống nhỏ giữa các sợi đan xen nhau giúp ánh sáng có thể xuyên qua, vì thế nó được ứng dụng nhiều cho các khu vực mái che hồ bơi hoặc đa phần được ứng dụng cho việc che nắng nội ngoại thất.
Vật liệu mái che hình chóp là gì?
Cấu trúc mái che hình nón là dạng cấu trúc vượt nhịp cơ bản được sử dụng rộng rãi và ứng dụng phù hợp cho bất kỳ khu vực nào, vì thế mái che hình chóp có thể phù hợp với mọi loại vật liệu bạt căng kiến trúc. Trong đó có hai loại bạt căng phổ biến được sử dụng cho mái che hình chóp đó là Polyester tráng PVC (PVDF) hoặc bạt thủy tinh tráng Poly tetra Fluro Ethtene (PTFE)
Các vấn đề cần lưu ý khi thiết kế
Mái che hình chóp có cấu trúc đơn giản nhẹ nhàng giảm thiểu các kết cấu chịu lực tăng không gian sử dụng, phù hợp với mọi loại công trình, khu vực và nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế và thi công loại mái này có một số yêu cầu nhất định mà các kiến trúc sư hay các nhà đầu tư cần lưu ý.
Mái che hình chóp có độ khó về hình học cao hơn so với mái che hình cánh buồm, do đó trong quá trình thiết kế phải được tính toán kỹ càng với độ chính xác cao để tránh các lỗi nhăn trong quá trình căng bạt nhất là tại vị trí các đỉnh chóp. Thiết kế của hình nón sẽ có một hay nhiều cột, các cột này có thể cắm đất hoặc có thể bay lơ lửng và được cân bằng bởi các sợi cáp căng.
Để tối ưu khả năng che chắn cho mái che hình chóp, hình dáng mái phải tùy biến phụ thuộc rất nhiều bởi sự ảnh hưởng của hiện trạng như các công trình hiện hữu, cây cối v.v…, cao độ của mái che hình chóp phải được tính toán kỹ càng để có thể đáp ứng được việc thoát nước mưa. Hệ khung chịu lực có thể tận dụng kết cấu của các công trình hiện hữu như dầm hay cột bê tông để có thể giảm thiểu tối đa chi phí vật liệu cho cấu trúc chịu lực mái.
Các dự án tham khảo
Mái che hình chóp được ứng dụng rộng rãi và phổ biến với nhiều thể loại công trình kiến trúc khác nhau, khả năng bao che tối đa tạo nên không gian sử dụng rộng lớn cho các khu vực ngoài trời hay trong nhà
Flexiiform là Công ty thiết kế và thi công dịch vụ mái che bạt căng (Tensile Fabric) chuyên nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào là đơn vị duy nhất tại Việt Nam nhận được cố vấn chuyên môn từ Công ty Fastech – Công ty thiết kế và thi công mái che bạt căng hàng đầu tại Thái Lan.
Với đội ngũ Kiến trúc sư và Kỹ sư được đào tạo theo chuyên ngành một cách bài bản và lành nghề cùng với thế mạnh về ý tưởng sáng tạo trong thiết kế giải pháp bao che từ cấu trúc bạt cao cấp nhằm phù hợp với mọi công trình và nhu cầu sử dụng.