Mái che hình chóp – Cấu trúc Tensile Fabric cơ bản ứng dụng được cho mọi công trình

Mái che hình chóp mang đến hình dáng bao che tán rộng, dễ dàng thoát nước, giúp kiến trúc chung quanh trở nên đặc sắc hơn.

MỤC LỤC

Những thông tin cơ bản về mái che hình chóp

Mái che hình nón hay chóp (Conic) và mái che cánh buồm (Hypar) là hai hình dáng được đông đảo khách hàng ưa chuộng và lựa chọn sử dụng rộng rãi. Trong đó mái che hình nón là dạng hình thức mái bạt căng đặc biệt, mô phỏng theo cấu trúc và tính chất căng của cây dù để có thể cho ra những cấu trúc mái che vững chắc và đầy tính sáng tạo. Mỗi một công trình mái che hình nón có thể có từ một cho đến nhiều chóp tập hợp tùy theo mật độ và diện tích sử dụng.

Mái che hình chóp được xem như là một phiên bản nâng cấp mới lạ của mái che cánh buồm vì tính linh động, mái che hình nón thường có hai thành phần là đỉnh nón và viền chóp. Phần đỉnh chóp được cố định bởi khung chịu lực, phần viền chóp có thể hoạt động như một dạng mái che cánh buồm, điều này góp phần làm nên sự phong phú đa dạng cho các thiết kế của kiến trúc sư và lựa chọn của những chủ đầu tư.

Quá trình thiết kế & thi công mái che hình chóp

Mái che hình chóp có độ khó về hình học cao hơn so với mái che hình cánh buồm, do đó trong quá trình thiết kế phải được tính toán kỹ càng với độ chính xác cao, nhằm tránh các lỗi nhăn trong quá trình căng bạt, đặc biệt là tại vị trí các đỉnh chóp. Thiết kế của hình nón sẽ có một hay nhiều cột, các cột này có thể cắm đất hoặc có thể treo lơ lửng và được cân bằng bởi các sợi cáp căng.

Mẫu mái che hình nón giếng trời Iran | Photo: Diba group

Để tối ưu khả năng che chắn cho mái che hình chóp, hình dáng mái phải tùy biến phụ thuộc rất nhiều bởi sự ảnh hưởng của hiện trạng như các công trình hiện hữu, cây cối v.v…, cao độ của mái che hình chóp phải được tính toán kỹ càng để có thể đáp ứng được việc thoát nước mưa. Hệ khung chịu lực có thể tận dụng kết cấu của các công trình hiện hữu như dầm hay cột bê tông để có thể giảm thiểu tối đa chi phí vật liệu cho cấu trúc chịu lực mái.

Mẫu mái che hình chóp lối đi Outlet Premium | Photo: Flexiiform

Chi phí & thời gian thi công một công trình mái che hình chóp

Đơn giá của một công trình bạt căng mái che hình chóp phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế, hình dáng, kích thước, và vật liệu bạt. Thời gian thi công cũng theo đó mà thay đổi nhưng trung bình sẽ mất khoảng 1 tháng.

Mẫu mái che hình chóp nhà hàng Iran | Photo: Diba Group

Ngoài ra nếu có yêu cầu về sử dụng các vật liệu hoặc chất liệu ngoại nhập để tăng tính sang trọng khi sử dụng, chi phí cũng sẽ nhỉnh hơn & thời gian thi công cũng có thể lâu hơn.

Bảo trì mái che hình chóp như thế nào để tối ưu công năng?

Tính chất bề mặt trơn, giúp giảm ma sát, ngăn ngừa bụi bám trên bề mặt nhờ đó có khả năng tự làm sạch. Các hệ thống mái che bạt căng nói chung & mái che hình chóp nói riêng giúp khách hàng cắt giảm tối đa kinh phí bảo trì trong suốt quá trình sử dụng.

Mẫu mái che hình nón sảnh đón Klang plaza | Photo: Flexiiform

Các hệ thống mái che bạt căng cần được vệ sinh và bảo dưỡng phù hợp để có thể giữ được màu sắc theo thời gian. Thông thường, việc vệ sinh sẽ được thực hiện hàng năm. Và thời gian sử dụng trung bình của mái che bạt căng ngoài trời là từ 20-30 năm.

 

Flexiiform là Công ty thiết kế và thi công dịch vụ mái che bạt căng (Tensile Fabric) chuyên nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào là đơn vị duy nhất tại Việt Nam nhận được cố vấn chuyên môn từ Công ty Fastech – Công ty thiết kế và thi công mái che bạt căng hàng đầu tại Thái Lan.

Với đội ngũ Kiến trúc sư và Kỹ sư được đào tạo theo chuyên ngành một cách bài bản và lành nghề cùng với thế mạnh về ý tưởng sáng tạo trong thiết kế giải pháp bao che từ cấu trúc bạt cao cấp nhằm phù hợp với mọi công trình.

Xem thêm các sản phẩm khác của Flexiiform

Bài Viết Tham Khảo