6 Ứng Dụng Màng Căng Bao Che Không Gian Ngoài Trời Độc Đáo

Cấu trúc màng căng hay cấu trúc bạt căng là một giải pháp kiến trúc độc đáo, có thể tạo ra những không gian bóng mát và đẹp mắt cho các công trình và thường được ứng dụng trong kiến trúc hiện đại tại Việt Nam.

MỤC LỤC

Cấu trúc màng căng là gì?

Cấu trúc màng căng là một loại cấu trúc có khả năng chịu lực và uốn dẻo, được tạo ra bằng cách căng một vật liệu mềm (thường là bạt hoặc vải) trên một khung kim loại hoặc gỗ. Cấu trúc này có thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào thiết kế và mục đích sử dụng. Cấu trúc màng kéo căng cũng được tích hợp với các hệ thống chiếu sáng tạo ra những không gian sống đa năng và đẹp mắt.

Cấu trúc màng căng bao gồm

Cấu trúc điển hình của mái che màng căng thường chia thành 3 phần chính là màng căng, hệ thống chịu lực và chi tiết kết nối. Trong đó:

1/ Màng căng: Chất liệu màng căng thường được làm từ các loại bạt chuyên dụng thường sử dụng trong các kết cấu chịu lực, có khả năng chống cháy, chống thấm, chống bám bẩn, cách nhiệt và bền chắc. Bạt chuyên dụng được dùng phổ biến nhất trong kết cấu màng căng là
– Sợi thủy tinh phủ lớp PTFE (PTFE-Coated glass fiber fabric)
– Nhựa Polyester phủ PVDF (PVDF-coated Polyester Fabric)

2/ Hệ thống chịu lực: Hệ thống chịu lực của mái bạt căng bao gồm các sợi cáp căng tự do hay hệ thống khung sắt cố định. Tùy vào hình dạng cấu trúc và diện tích thiết kế mà kết cấu sẽ được tính toán sao cho phù hợp với tải trọng của mái căng
Mặt khác, kết cấu có thể tận dụng hệ kết cấu của công trình như dầm và cột nếu cần. Điều này vừa giúp giảm bớt được chi phí cho hệ khung sắt và vừa tạo ra sự liên kết giữa các công trình với cấu trúc bạt căng.

3/ Chi tiết kết nối:
Đây là các tiết kết nối giữa màng căng và cấu trúc chịu lực, cụ thể là kết nối giữa bạt với khung sắt, bạt với cáp, cáp với mặt đất hay hệ chịu lực của công trình.
Những chi tiết này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới độ căng và hình dáng của mái bạt.

Xem thêm các chi tiết liên kết điển hình

Ứng dụng của màng căng là gì?

1/ Mái che sân vườn
Cấu trúc màng căng chịu lực tạo ra một hệ thống mái bền vững với không gian không có cột bên dưới. Thường sử dụng che phủ các khu vực cần diện tích bao che lớn như sân vườn rộng như biệt thự, villa, nhà vườn… Không chỉ tạo ra bóng râm thoáng mát, mái che còn giúp thiết kế sân vườn trở nên khác biệt.


2/ Mái che hồ bơi
Thi công mái che bạt căng ứng dụng ở hồ bơi có thể giúp cho hình thức của khu vực này trở nên khác biệt, mang đến những kiểu dáng đa dạng, sáng tạo, tạo ra không gian mở và tối ưu ánh sáng tự nhiên, giúp không gian bể bơi trở nên thoáng khí và rộng rãi.


3/ Lều nghỉ dưỡng
Cấu trúc bạt căng lều Glamping Tent sẽ là một lựa chọn lý tưởng để làm mới, nâng cấp các mô hình nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, giúp du khách tìm thấy những cảm giác mới mẻ, độc đáo nhằm nâng cấp trải nghiệm nghỉ dưỡng cho khách hàng.


4/ Mái che trường học
Mái che bằng bạt căng trường học có ưu điểm vượt trội so với các vật liệu khác như kính, tôn… bởi độ an toàn, ngăn chặn được các trường hợp vật thể rơi xuống từ trên cao, các vật rơi sẽ bật ra khỏi mái che, tránh các rủi ro rơi vỡ.


5/ Mái che nhà xe
Mái che nhà xe từ bạt căng bao phủ diện tích hiệu quả và bảo vệ khỏi ánh nắng gay gắt có thể làm hỏng xe. Các thiết kế được xây dựng chắc chắn bằng cách sử dụng các tấm và bạt có độ bền kéo và có thể chịu được các điều kiện thời tiết bất lợi.


6/ Mái che sân thể thao
Mái căng bạt có khối lượng chỉ bằng một phần ba mươi trọng lượng của các công trình xây dựng truyền thống. Điều này cũng làm cho mái căng bạt về cơ bản khắc phục được những khó khăn gặp phải khi kết cấu truyền thống được thực hiện trên các công trình có diện tích rộng.

Flexiiform – Đơn vị thi công màng căng kiến trúc

Nếu bạn quan tâm đến việc sở hữu cấu trúc màng căng chịu lực cho không gian ngoài trời của mình, bạn nên liên hệ với Flexiiform. Flexiiform là đơn vị hàng đầu chuyên thiết kế, sản xuất, lắp đặt và bảo trì cấu trúc vải và màng chịu kéo cho các ứng dụng khác nhau.

Bài Viết Tham Khảo